Checklist SEO Onpage: 14 yếu tố cần tối ưu SEO Onpage cho Website

0
7053

Bạn muốn cải thiện Traffic từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm?
Danh sách checklist Onpage SEO bên dưới sẽ rất hữu ích khi bạn kiểm toán trang web mới hoặc kiểm tra trang hoặc trang web mà bạn lâu rồi bạn không đụng vô.

1. Thẻ title tags:

Tôi giả sử bạn đã biết các phương pháp nghiên cứu từ khoá rồi nhé. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO Onpage.
Thẻ title tags giúp các công cụ tìm kiếm biết được trang web bạn đang nói về từ khóa hoặc cụm từ khóa nào.

Thẻ title là thẻ quan trọng nhất trong SEO Onapge
Thẻ title là thẻ quan trọng nhất trong SEO Onapge

Nội dung mỗi thẻ title phải khác biệt và duy nhất, không được trùng lập. Trên kết quả tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm sẽ làm nổi bật cụm từ khóa trên thẻ title của bạn nếu người dùng đang tìm kiếm các cụm từ đó. Giúp bạn tăng khả năng hiển thị và tỷ lệ click vào website (CTR).
Giả sử bạn đang SEO cho từ khóa “bánh trung thu“, bạn nên để thẻ title như thê này: Bánh trung thu cao cấp | Kinh Đô

Chú ý:

  • Thẻ tiêu đề của bạn nên được viết như sau: Từ khoá Chính – Từ khóa phụ | Tên thương hiệu
  • Sử dụng dấu gạch ngang giữa cụm từ khóa và đường gạch thẳng ở cuối trước tên thương hiệu của bạn
  • Tránh trùng lặp thẻ tiêu đề
  • Độ dài thẻ tiêu đề phải từ 55 ký tự trở xuống, bao gồm các khoảng trống.

2. Meta descriptions

Các thẻ Meta description không thực sự là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng nhưng lại cực kỳ quan trọng trong việc giúp người dùng click vào website bạn từ trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Tối ưu thẻ Meta Description là yếu tố quan trọng thứ 2 trong SEO Onpage
Tối ưu thẻ Meta Description là yếu tố quan trọng thứ 2 trong SEO Onpage

Bạn nên chèn các từ khoá một cách khôn ngoan vào thẻ mô tả này. Nhưng quan trọng hơn là viết chúng thật hấp dẫn để tăng tỷ lệ click vào.

Giống như thẻ tiêu đề, các SERP sẽ làm nổi bật các từ khoá mà người dùng tìm kiếm trên meta description làm tăng khả năng người đọc muốn nhấp chuột vào website bạn.

Chú ý:

  • Hãy viết meta description thật hấp dẫn với độ dài từ 150 đến 160 ký tự
  • Tránh lặp lại nội dung giữa các thẻ meta
  • Không sử dụng dấu nháy kép hoặc bất kỳ ký tự đặc biệt nào vì Google sẽ loại bỏ chúng ra khỏi thẻ mô tả.

3. Viết nội dung có các cụm từ khóa liên quan

Nội dung là máu thịt của một trang web. Điều cực kỳ quan trọng bạn phải để tâm là nội dung trên website bạn phải duy nhất và có liên quan.

Nội dung trong bài viết SEO phải chứa từ khóa liên quan
Nội dung trong bài viết SEO phải chứa từ khóa liên quan

Nếu bạn có nhiều trang có cùng nội dung (hoặc nếu bạn có nội dung giống các trang web khác), bạn sẽ có nguy cơ bị thuật toán Google Panda phạt. Tất nhiên thứ hạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Tôi luôn muốn làm hài lòng Google. Vì vậy tôi luôn giữ cho nội dung của mình trở nên độc đáo hơn.

Chú ý:

  • Hãy tạo ra nội dung phù hợp cho cụm từ khóa của bạn.
  • Chỉ nên sử dụng cụm từ khóa 4 lần trong nội dung của bạn (nhưng đừng lạm dụng nó)
  • Thêm vào các liên kết nội bộ đến các nội dung khác phù hợp trên trang web

Tạo ra các nội dung riêng biệt trênmỗi phương tiện khác nhau (thông cáo báo chí, blog, guest post, v.v …).

Nếu bạn gửi thông cáo báo chí, đừng sao chép nội dung này lên website của bạn.Nếu một nội dung xuất hiện nhiều lần trên cách kênh khác nhau, Google sẽ cho rằng website bạn có nội dung trùng lặp và có thể phạt bạn về điều đó.

4. Header tags
Header tags hay còn gọi là H1, cũng gần giống như thẻ title trên các trang web.

Bạn chỉ nên sử dụng cụm từ khóa một lần trong thẻ H1 và ở nơi bạn muốn đẩy toàn bộ traffic vào.

Một bài viết chuẩn SEO cần chưa các thẻ H chuẩn
Một bài viết chuẩn SEO cần chưa các thẻ H chuẩn

Bạn cũng có thể sử dụng thẻ subheading như H2, H3, H4… nếu nội dung chia thành nhiều phần nhỏ.

Chú ý:

  • Sử dụng cụm từ khóa một lần trong thẻ H1
  • Sử dụng thẻ H1 trên URL bạn đang muốn SEO
  • Sử dụng thẻ H2 nếu có nội dung có nhiều phần

5. Internal Link và Anchor Text

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ là sự liên kết về nội dung giữa các webpage trong cùng một domain.
Liên kết nội bộ rất quan trọng vì nó giúp tăng cường độ liên quan và sức mạnh giữa các URL với nhau.

Internal Link giúp tăng cùng sức mạnh cho toàn site
Internal Link giúp tăng cùng sức mạnh cho toàn site

Cụ thể, nó giúp người dùng (và các robot tìm kiếm) điều hướng qua các trang nội dung bổ trợ cho nhau, và thông báo cho Google biết rằng những trang này đều nói về cùng 1 keyword chính.

Chú ý:
Khi liên kết đến một nội dung khác trong cùng một domain, hãy chọn anchor textlà từ khóa chính thay vì các anchor text chung chung như “xem thêm”, “click tại đây”.

Ví dụ: “Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ thiết kế web,” chứ không phải là “Nhấn vào đâyđể xem thêm các dịch vụ của chúng tôi”

Xem thêm: Chia sẻ 4 mô hình Internal Link kim tự tháp

6. Thẻ Alt tag trên hình ảnh và đặt tên file ảnh

Thẻ alt chính là tên của một hình ảnh. Tất cả các hình ảnh nên có thẻ alt phù hợp. Thẻ alt không chỉ tốt cho các công cụ tìm kiếm; nó cũng tốt người dùng tiếp cận. Nếu người đọc khiếm thị sử dụng máy đọc chữ, họ sẽ có thể nghe thấy hình ảnh đó là gì.

Thẻ ALT là thẻ cần thiết khi SEO hình ảnh, nó cũng giúp Page SEO lên top dễ hơn
Thẻ ALT là thẻ cần thiết khi SEO hình ảnh, nó cũng giúp Page SEO lên top dễ hơn

Bạn nên chèn cụm từ khóa của mình dưới tên hình ảnh của bạn một cách thông minh, phù hợp. Nhưng cũng đừng nên lạm dụng quá. Khi đặt tên cho file hình ảnh bạn cũng nên chèn từ khóa vào.

Ngày nay, người dùng sử dụngtính năng tìm hiếm hình ảnh rộng rãi hơn nhiều rồi. Nên khi tối ưu hình ảnh bạn có thể nhận được lưu lượng truy cập kha khá từ đó.

Chú ý:
Hãy đặt tên cho các hình ảnh của bạn theo đúng nội dung hình ảnh ấy.
Sử dụng dấu gạch ngang giữa các từ, không nên sử dụng dấu phải gạch dưới (purple-hat.jpg thay vì purple_hat.jpg)
Không sử dụng ký tự đặc biệt (%, &, $, v.v …) khi đặt tên hình ảnh hoặc tên tệp.

7. Tạo ra những nội dung dễ đọc, dễ hiểu

Việc tạo ra một nội dung dễ hiểu không phải là yếu tố quan trọng trong bảng xếp hạng nhưng sẽ giúp người dùng của bạn dễ dàng đọc hiểu nội dungbạn biết, tìm thấy các từ khoá mà họ đang tìm kiếm. Bạn cũng nên tô đậm và dấu đầu dòng để làm nổi bật các từ khóa trong văn bản.Việc này còn trực tiếp nói cho Google biết bạn đang muốn nhấn mạnh điều gì.

Chú ý:

  • Mỗi đoạn thường dài khoảng ba câu. Các câu dài quásẽ khiến người đọc mệt mỏi, dễ bỏ cuộc giữa chừng.
  • Sử dụng dấu đầu dòng hoặc tô đậm để tách biệt cácđoạn văn lớn. Người đọc thường có xu hướng đọc lướt để tìm các từ khóa chính thôi.
  • Cũng đừng quá lạm dụng tô đậm và đánh dấu câu bạn nhé.

8. Meta keyword

Ngày trước các meta keyword rất được các chuyên gia chú trọng.

Tuy nhiên, giờ thì Google (hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác) đã không còn quan tâm vào meta keyword nữa. Nên bạn cũng không nên quá chú tâm vào nó nữa nhé.

9. Cài đặt Google Analytics

Google Analytics là công cụ phân tích trang web được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Phiên bản miễn phí của nó có hầu như tất cả mọi thứ bạn sẽ cần để theo dõi và báo cáo hiệu suất của trang web của bạn.

Cài Google Analytics là một phần trong công việc tối ưu SEO Onpage
Cài Google Analytics là một phần trong công việc tối ưu SEO Onpage

Đối với SEO, bạn có thể theo dõi những thứ như số lượng lưu lượng truy cập bạn nhận được từ các công cụ tìm kiếm, trang nào đang nhận được lưu lượng truy cập không phải trả tiền nhất, tỷ lệ thoát cũng như nhiều chỉ số quan trọng khác.

10. Thiết lập Google Search Console

Search Console là công cụ miễn phí được Google cung cấp cho quản trị viên web (những người quản lý trang web), còn được biết tới với tên google webmaster tools, để lấy dữ liệu về trạng thái trang web và hiệu suất không phải trả tiền trong công cụ tìm kiếm của Google.

11. Sử dụng từ khóa đồng nghĩa

Khi các công cụ tìm kiếm có được sự hiểu biết phức tạp hơn về ngôn ngữ của con người, người tạo nội dung có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên hơn và vẫn thích hợp với các từ khoá mà họ đang cố xếp hạng. Từ đồng nghĩa là tuyệt vời và được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ tự nhiên bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu từ khóa (chứ không chỉ là từ khoá thuần túy).

12. Tối ưu tốc độ trang web

Công cụ tìm kiếm đánh giá các trang web cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và tốc độ trang web của bạn là một yếu tố rất lớn. Một trang web tải chậm sẽ làm tăng tỷ lệ thoát của bạn, vì khách truy cập mất kiên nhẫn và rời đi.

13. Tạo dựng XML site Maps và submit nó với Google

Sơ đồ trang XML (XML site Maps) giúp các công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web của bạn và tìm tất cả các trang trên trang web của bạn mà bạn muốn lập chỉ mục.

14. Tạo dựng file Robot.txt và submit (gửi) nó lên Google webmaster tools

Kết hợp với sơ đồ trang XML, tệp robots.txt sẽ thiết lập những trình thu thập thông tin hoạt động nào được phép thực hiện liên quan đến mỗi trang.

File Robot có tác dụng phi thường khi dùng đúng
File Robot có tác dụng phi thường khi dùng đúng

Bao gồm một trong thư mục cấp cao nhất cho phép bạn kiểm soát cách mà công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web của bạn.

Nó có thể được chỉ định cho các loại trình thu thập thông tin khác nhau, cho phép bạn thiết lập các giao thức khác nhau cho các công cụ tìm kiếm khác nhau.

Bên trên là toàn bộ check list về tối ưu Onpage SEO, để tìm hiểu hơn về các yếu tố khác, bạn cũng có thể tham khảo bài viết tổng hợp SEO Onpage của GTV SEO.
Về phần của bạn, hãy cho tôi biết ý kiến bài viết này nhé.

Tác giả: Vincent Đỗ (GTVSEO)